Bánh răng côn, côn xoắn thường dùng để truyền chuyển động giữa các trục cắt nhau dưới một góc ∑ nào đó thường là 90 độ ngoài trừ bánh răng côn trục chéo. Răng của bánh răng côn có: răng thẳng, răng tiếp tuyến, răng cong. Kiểu răng được đặc trưng bởi hình dạng và vị trí đường răng trên mặt phẳng lăn của bánh răng phẳng. Đường răng là giao tuyến của mặt răng với mặt côn lăn
Trong bộ truyền bánh răng côn, thường mặt côn lăn và mặt côn chia trùng nhau vì hầu như không dùng dịch chỉnh góc ( vì sẽ làm thay đổi góc giữa hai trục)
Các góc côn chia được ký hiệu δ1 và δ2 cho bánh răng dẫn và bị dẫn. Nếu cắt bánh răng côn bằng mặt côn phụ: có cùng trục bánh răng côn có đường sinh vuông góc với đường sinh của mặt chia bánh răng côn tại điểm giữa của bề rộng vành răng b thì dạng răng ở trên mặt côn phụ này có dạng gần giống răng bánh răng trụ có bán kính vòng chia bằng chiều dài đường sinh của mặt côn phụ. Bánh răng trụ này được gọi tương đương với bánh răng côn
Vành răng của bánh răng côn được giới hạn bởi hai mặt côn phụ trong và ngoài tạo ra các mặt cắt gọi là mặt mút lớn và mặt mút bé. Khoảng cách giữa hai mặt mút, đo theo đường sinh mặt côn chia gọi là chiều rộng vành khăn b
Góc giữa hai trục: ∑ = δ1 + δ2 = 90o
Gia công bánh răng côn có khó không? Đó cũng là câu hỏi được quan tâm nhiều nhất. Trong ngành gia công bánh răng thì gia công bánh răng côn, côn xoắn thực tế là khá khó đòi hỏi kỹ thuật, công nghệ gia công và thiết bị máy móc rất tốt mới có thể chế tạo thành công dòng sản phẩm này